Mom, Can I Be a Farmer?
[English version]
The Farmer Girl Who Dreams of Bringing Vietnamese Coffee to the World – Mom, Can I Be a Farmer?
My parents spent their entire lives toiling on coffee farms, hoping I would have a better future—one far removed from the hardships of agriculture. But I fell in love with nature, with the open skies, and with the very coffee beans they’ve cared for every single day. When I asked my mom, “I’ve graduated now—can I come home and grow coffee?” she paused for a moment, then gently nodded.
“If that’s what you want, come back and grow coffee with us.”
A Dream Born on a Coffee Farm
I was born and raised among coffee trees—amid harvest seasons and mornings rich with the scent of soil. To me, coffee has never been just a crop. It’s part of my family, my childhood, my memories of my parents watering the plants and picking the cherries with care.

I’ve traveled through many cities, sat in cafés in foreign lands, listening to people speak proudly about Ethiopian Arabica, Colombian beans, or Panama Geisha. But rarely did anyone mention Vietnam—the world’s second-largest coffee producer.
Because Robusta—the variety we grow—is often dismissed as “second-class” coffee.
People say Robusta only works with condensed milk. That it’s harsh, bitter, and lacks depth. But what they don’t know is this: Robusta, when farmed properly, harvested with precision, and processed with care, can absolutely meet international quality standards.
So I began to ask myself:
Why aren’t the coffee beans my parents have devoted their lives to given the respect they deserve?
That question became the starting point of my journey.
Farming – The Job No One Wants to Talk About
In Vietnam, farming is still seen as a “last resort” profession. Farmers receive little formal training, lack access to information, and are often pressured by middlemen who dictate prices. I’ve seen families lose everything after signing unclear contracts.
What they need is someone who understands them. Someone who can speak up for them and help them believe in the value of what they produce.
The First Steps: Bringing Real Value to Vietnamese Coffee
As a student majoring in advertising and design, I had worked in communications for various products. But often, I felt hollow promoting things that had no real value. I wanted to change that—to tell the story of something truly worthy of every drop of sweat behind it.

In 2020, I brought together nine farming households from my hometown to form a cooperative. We cultivated 11.9 hectares, producing around 30 tons of coffee annually. But we did things differently: we didn’t chase volume—we focused on quality. No chemicals, no outdated farming methods—only more sustainable approaches.
Our first batch of coffee scored 81.4 points on the SCA scale—a result I never even dreamed possible.
The First Fall
And then, I failed. Lacking experience, financial literacy, and management skills, I couldn’t sustain the cooperative. Some farmers left. I felt lost and unsure of myself.
Was my mom right? Was farming really too difficult for me?
But I didn’t give up.
I got back up, kept learning, kept testing. I rebuilt the brand on a stronger foundation and gave it a name: Fair Farm Vietnam and Designer Coffee. My goal wasn’t just to produce high-quality coffee—I wanted to help farmers truly understand their own worth.

The Journey Continues: Believing in Vietnamese Coffee
I believe that if grown and processed the right way, Robusta can stand shoulder to shoulder with Arabica. I believe that one day, coffee from my homeland will receive the recognition it truly deserves.
Each day, my team and I continue researching, refining, and experimenting. Our beans have already reached customers in many corners of the world—and this journey is far from over.

If you also believe in the value of Vietnamese coffee, we invite you to walk this path with us.
Follow Designer Coffee, Fair Farm Vietnam, and LOP CREATIVE on Facebook or visit our website to stay updated on our journey toward a more sustainable future for Vietnamese coffee.
Cả đời ba mẹ tôi lam lũ trên rẫy cà phê, mong tôi có một tương lai tốt hơn, tránh khỏi những vất vả của nghề làm nông. Nhưng tôi yêu cỏ cây mây trời, yêu những hạt cà phê mà ba mẹ nâng niu từng ngày. Khi tôi hỏi mẹ: “Con tốt nghiệp rồi, về làm cà phê được không?” Mẹ lặng đi một lúc, rồi khẽ gật đầu. “Ừ, thích thì về đây, làm cà phê với ba mẹ.”
Ước mơ từ một cô gái lớn lên giữa rẫy cà phê
Tôi sinh ra và lớn lên cùng cây cà phê, giữa những mùa vụ bận rộn và những buổi sáng thơm mùi đất. Với tôi, cà phê không chỉ là một nông sản – nó là một phần của gia đình, của tuổi thơ, của những kỷ niệm về ba mẹ miệt mài tưới cây, hái quả.

Tôi đã từng đi qua nhiều thành phố, ngồi trong những quán cà phê nơi đất khách, nghe họ kể về Ethiopian Arabica, Colombian beans hay Panama Geisha bằng ánh mắt đầy tự hào. Nhưng hiếm ai nhắc đến Việt Nam, nơi có sản lượng cà phê lớn thứ hai thế giới.
Bởi vì Robusta – loại cà phê chúng tôi trồng – thường bị coi là “cà phê hạng hai”.
Họ bảo Robusta chỉ hợp để pha với sữa đặc, đắng gắt và không có chiều sâu. Nhưng đâu ai biết, chính Robusta ấy, nếu được canh tác đúng cách, thu hái kỹ càng và sơ chế cẩn thận, vẫn có thể vươn đến chuẩn mực chất lượng quốc tế.
Tôi tự hỏi: “Vì sao hạt cà phê mà ba mẹ tôi chăm chút cả đời lại không được trân trọng?”
Và thế là, tôi bắt đầu hành trình của mình.
Nghề nông – Một công việc không ai muốn nhắc đến
Ở Việt Nam, nghề nông vẫn bị xem là công việc “chót vót”. Nông dân ít được đào tạo bài bản, thiếu tiếp cận thông tin, lại dễ bị thương lái ép giá. Nhiều gia đình tôi biết đã mất trắng vì tin vào những hợp đồng không rõ ràng.
Họ cần một ai đó hiểu họ. Một người có thể nói thay họ, giúp họ vững tin vào chính sản phẩm mình làm ra.
Những bước đầu tiên: Mang giá trị thật sự đến với hạt cà phê Việt
Là một sinh viên ngành quảng cáo và thiết kế, tôi từng làm truyền thông cho nhiều sản phẩm, nhưng đôi khi tôi cảm thấy trống rỗng khi phải quảng bá những thứ không có giá trị thực sự. Tôi muốn thay đổi điều đó – tôi muốn kể câu chuyện của một sản phẩm xứng đáng với từng giọt mồ hôi của người nông dân.

Năm 2020, tôi tập hợp 9 hộ nông dân tại quê nhà để cùng nhau xây dựng mô hình hợp tác xã, với diện tích canh tác 11.9 ha và sản lượng 30 tấn/năm. Chúng tôi quyết định làm cà phê theo cách khác – không chạy theo sản lượng, mà theo chất lượng. Không hóa chất, không canh tác kiểu cũ, mà tập trung vào những phương pháp bền vững hơn.
Những hạt cà phê đầu tiên của chúng tôi đã đạt 81.4 điểm theo tiêu chuẩn SCA. Một thành tựu mà tôi chưa từng dám nghĩ đến.
Cú vấp ngã đầu tiên
Nhưng rồi, tôi thất bại. Không đủ kinh nghiệm, thiếu kỹ năng quản lý và tài chính, tôi không thể duy trì hợp tác xã. Một số người nông dân bỏ cuộc, tôi hoang mang, nghi ngờ bản thân. Tôi đã tự hỏi: Phải chăng mẹ nói đúng? Phải chăng làm nông thật sự là con đường quá khó khăn với tôi?
Nhưng mà, tôi đã không bỏ cuộc.
Tôi đứng dậy, tiếp tục học hỏi, thử nghiệm lại. Tôi xây dựng lại thương hiệu với nền tảng vững chắc hơn, đặt tên cho nó là Fair Farm Vietnam và Designer Coffee. Tôi muốn không chỉ làm ra những hạt cà phê chất lượng, mà còn giúp người nông dân hiểu rõ giá trị của mình.

Hành trình tiếp nối: Niềm tin vào cà phê Việt
Tôi tin rằng nếu được canh tác và sơ chế đúng cách, Robusta không hề kém cạnh Arabica. Tôi tin rằng một ngày nào đó, hạt cà phê của quê hương sẽ được trân trọng như nó đáng được trân trọng.
Mỗi ngày, tôi và đội ngũ vẫn tiếp tục nghiên cứu, cải tiến, thử nghiệm. Những hạt cà phê của chúng tôi đã đến tay khách hàng tại nhiều nơi trên thế giới, và hành trình này vẫn chưa kết thúc.

Nếu bạn cũng tin vào giá trị cà phê Việt, hãy đồng hành cùng chúng tôi!
Hãy theo dõi fanpage Designer Coffee, Fair Farm Vietnam và website LOP CREATIVE để không bỏ lỡ những thông tin mới nhất về hành trình phát triển bền vững của chúng tôi.
- Uncategorized
- June 2, 2025